TRONG NHA KHOA CHỮA SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?

Các cách chữa sâu răng tại nha khoa bao gồm: trám răng, bọc răng sứ, nhổ răng. Tùy theo mức độ sâu răng, Bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp.

Theo khuyến cáo của các Bác sĩ nha khoa, khi bị sâu răng cần điều trị càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn sang các răng khác, đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm tủy răng, áp xe răng, hôi miệng, tiêu xương răng. Vậy trong nha khoa chữa sâu răng như thế nào, có những phương pháp gì?

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là sự phá hủy các mô cứng của răng bao gồm: men răng, ngà răng và tủy răng. Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus Mutan, Lactobacillus gặp môi trường thuận lợi (thức ăn chứa đường, giàu tinh bột) phát triển, tạo ra axit phá hủy các mô răng.

Triệu chứng khi sâu răng: ban đầu xuất hiện các đốm trắng, tạo thành lỗ bám thức ăn, về sau xuất hiện các lỗ đen ngày càng phát triển rộng hơn, gây ra các cơn đau buốt, khó chịu, nhất là khi ăn phải thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Nếu nắm được một số cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất, Khách hàng sẽ có thể rút ngắn và đơn giản hóa được quá trình điều trị.

Quá trình sâu răng từ lúc xuất hiện các đốm răng đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chế độ vệ sinh răng miệng của từng người. Nhìn chung răng sâu không thể tự phục hồi, phải chữa trị ngay.

 

2. Nha khoa chữa sâu răng như thế nào?

Khi chẩn đoán sâu răng, các Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu và sức khỏe của Khách hàng để đưa ra hướng xử trí phù hợp. Các biện pháp chữa sâu răng tại nha khoa bao gồm:

2.1. Trám răng

Trám răng giúp khôi phục hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu nhân tạo. Trám răng thường được chỉ định ở mức độ sâu răng nhẹ với mục đích là bịt kín lỗ sâu, không cho vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập hủy hoại tủy răng.

Quy trình trám răng:

– Bác sĩ dùng dung dịch axit loãng để làm nhám bề mặt răng cần trám.

– Thổi khô, bơm keo và composite (hoặc chất liệu khác) vào lỗ răng cần trám.

– Chiếu đèn laser cho khô.

Trường hợp sâu răng đã lan đến tủy, Bác sĩ có thể điều trị tủy hoặc lấy tủy răng trước khi trám.

2.2. Bọc răng sứ

Bên cạnh trám răng, bọc răng sứ được xem là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả, giúp răng không bị vi khuẩn xâm nhập trở lại, duy trì độ bền chắc và khả năng ăn nhai như bình thường. Bọc răng sứ thường được chỉ định cho các trường hợp sâu răng ở nhiều mức độ khác nhau, có các khuyết điểm về hình thể và màu sắc, còn giữ được chân răng.

Quy trình bọc răng sứ:

– Bác sĩ làm sạch vết sâu, loại bỏ các mô răng bị tổn thương bằng dụng cụ chuyên dụng.

– Mài cùi và lấy dấu răng chuẩn xác để kỹ thuật viên phòng Labo thiết kế và chế tạo răng sứ phù hợp với từng người, đảm bảo răng sứ sau khi được bọc không bị kênh hoặc cộm cấn khó chịu.

– Thử sườn và bọc sứ, kiểm tra khớp cắn, kết thúc quy trình bọc răng sứ cho răng sâu.

2.3. Nhổ răng sâu

Khi sâu răng dẫn tới viêm tủy răng, viêm chân răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác, Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

 

Quy trình nhổ răng:

– Làm sạch khoang miệng để đảm bảo quy trình nhổ răng an toàn.

– Bác sĩ tiến hành gây tê tại vị trí răng sâu cần nhổ, để giảm bớt cảm giác đau đớn khi nhổ răng.

– Bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ nạy nướu, làm răng lung lay, dùng kìm nha khoa để nhổ răng và lấy toàn bộ chân răng ra.

– Khâu lại vết nhổ và cầm máu.

Mọi trường hợp sau nhổ răng nên tiến hành trồng răng giả càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, yếu tố thẩm mỹ và các vấn đề sức khỏe khác. Hiện cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng tiên tiến nhất trong nha khoa, được nhiều người lựa chọn vì có thể khôi phục toàn diện chân răng và thân răng, với độ bền gần như vĩnh viễn.

Các cách chữa sâu răng tại nha khoa trên được chỉ định tùy theo mức độ sâu răng và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Để đảm bảo hiệu quả khi điều trị, cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ Bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại.

Gọi điện thoại
0935716772