RĂNG Ê BUỐT: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Đau răng ê buốt là hiện tượng răng miệng phổ biến. Khi răng bị ê buốt, Khách hàng khó có thể thưởng thức những món ăn có vị ngọt, chua hoặc lạnh.

Răng ê buốt là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này mặc dù không quá nguy hiểm như các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… nhưng vẫn gây nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày của Khách hàng, khiến Khách hàng không thể thoải mái thưởng thức những món ăn yêu thích.

1. Răng ê buốt là gì? Dấu hiệu cho thấy Khách hàng đã bị đau răng ê buốt

Răng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là tình trạng xảy ra ở một số Khách hàng khi ăn, uống đồ ngọt, lạnh, cứng,… Tình trạng này có thể diễn ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Mặc dù bản thân đau răng ê buốt không quá nghiêm trọng, tuy nhiên trong một vài trường hợp, răng ê buốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

 

Theo Tổ chức Sức khỏe Răng miệng tại Anh (Oral Health Foundation) đối tượng dễ bị ê buốt chân răng là người trưởng thành từ 20 đến 40 tuổi. Bên cạnh đó, các cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng nữ giới có tỷ lệ xuất hiện hiện tượng này cao hơn nam giới.

Các dấu hiệu phổ biến khi bị răng ê buốt gồm:

  • Ê buốt chân răng khi ăn những thực phẩm có vị ngọt, chua hoặc có chứa axit (chanh, soda, kẹo chua,…), thức ăn lạnh.
  • Răng khó chịu khi hít khí lạnh hoặc uống nước lạnh.
  • Đau nhức khi có va chạm trực tiếp vào răng, bao gồm cả xỉa răng, đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

2. Những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt

Đánh răng sai cách:

Dùng bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh, đánh răng quá nhiều lần trong một ngày,… là những nguyên nhân phổ biến gây mòn men răng. Khi lớp men răng bên ngoài đã bị phá hủy, các phân tử từ các thực phẩm mà Khách hàng dùng hàng ngày sẽ xâm nhập sâu vào tủy răng (nơi chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng) và khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.

Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao:

Khi dùng quá nhiều thực phẩm có tính axit cao như bánh, kẹo, soda,… lớp men răng của Khách hàng sẽ nhanh chóng bị xói mòn. Nếu không có chế độ chăm sóc răng kỹ, tình trạng này sẽ ngày càng tồi tệ hơn và khiến Khách hàng dễ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Nghiến răng:

Nghiến răng sẽ khiến lớp bảo vệ xung quanh răng dần bị suy yếu. Với tác động của các thực phẩm Khách hàng dùng hàng ngày, tốc độ lão hóa của răng sẽ ngày càng nhanh, khiến tủy răng dễ bị ảnh hưởng.

Viêm nướu răng:

Viêm nướu răng là bệnh lý về răng miệng gây ra bởi các mảng bám hoặc cao răng tích tụ lâu ngày. Khi bị viêm nướu, phần nướu của Khách hàng có thể bị rút lại, hình thành các túi xung quanh chân răng. Do khó vệ sinh kỹ được khu vực bên trong các túi nướu nên phần chân răng và mô nướu xung quanh sẽ bị tấn công bởi các vi khuẩn và làm xuất hiện ê buốt chân răng.

Răng bị mẻ hoặc sâu:

Khi răng bị mẻ hoặc bị sâu, các vi khuẩn dễ dàng tấn công vào tủy và khiến răng bị ê buốt. Nếu phát hiện răng bị mẻ hoặc bị sâu, Khách hàng cần đến ngay nha uy khoa uy tín để được điều trị kịp thời.

Tẩy trắng răng:

Trong thành phần của các sản phẩm tẩy trắng răng chuyên dụng có chứa các chất có thể làm kích ứng răng. Do đó Khách hàng dễ dàng cảm thấy một số cơn ê buốt, khó chịu nhẹ sau khi tẩy trắng răng. Trong một vài trường hợp, tình trạng này có thể vô cùng tồi tệ với những Khách hàng đã có răng nhạy cảm trước đó. Vì thế nếu có răng nhạy cảm, Khách hàng cần trao đổi với Bác sĩ trước khi thực hiện tẩy trắng.

Răng ố vàng, sẫm màu…gây mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc. Dưới đây là những cách làm trắng răng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

3. Hậu quả của ê buốt chân răng

Tùy theo mức độ mà ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của Khách hàng. Bên cạnh không thể thoải mái thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích, Khách  hàng còn có nguy cơ bị biếng ăn. Đồng thời nếu bị ê buốt chân răng cùng thói quen nghiến răng khi ngủ thì Khách hàng cũng rất khó để ngủ ngon giấc. Từ đó, cơ thể Khách hàng sẽ dần bị suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.

 

4. Nên ăn gì để hạn chế tình trạng răng bị ê buốt

Ăn nhẹ với các thực phẩm lành mạnh:

Nhiều Khách hàng thường có thói quen ăn nhẹ bằng những thực phẩm ngọt như bánh, chè, chocolate,… Trên thực tế, nếu nạp quá nhiều đường vào cơ thể không chỉ làm răng bị sâu mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo bì, tiểu đường, loãng xương,… Vì thế, thay vì ăn nhẹ bằng các thực phẩm ngọt, Khách hàng nên thử chuyển sang những thực phẩm lành mạnh hơn như salad, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hồ trăn,…), bánh mì đen,…

Uống nước, sữa và nước trái cây thay cho soda:

Nước và sữa không đường là sự lựa chọn hoàn hảo nếu Khách hàng đang bị đau răng ê buốt. Ngoài ra, nếu Khách hàng muốn dùng nước trái cây thì nên hạn chế tối đa việc cho thêm đường và nên pha loãng ra để giảm lượng axit.

Một trong những quan điểm sai lầm phổ biến là soda ăn kiêng (ít hoặc không đường) không làm ảnh hưởng đến răng. Theo đó, trong các sản phẩm soda ăn kiêng vẫn chứa rất nhiều axit. Vì thế các sản phẩm này vẫn có khả năng phá hủy răng như các sản phẩm soda thông thường.

Nhai kẹo cao su:

Nhai kẹo cao su làm cho miệng tạo ra nhiều nước bọt hơn, nhờ đó hỗ trợ loại bỏ axit trong miệng của Khách hàng sau khi ăn hoặc uống. Tuy nhiên để bảo vệ răng, Khách hàng nên dùng kẹo cao su không đường vì sản phẩm này có thể ngăn ngừa sâu răng.

Đau răng ê buốt là hiện tượng răng miệng phổ biến. Mặc dù vậy, với những phiền toái mà hiện tượng này mang lại, cuộc sống hàng ngày và sức khỏe tổng quát của Khách hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, để có thể thoải mái thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích, Khách hàng nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị tận gốc tình trạng răng bị ê buốt.

Gọi điện thoại
0935716772