NHỮNG THÓI QUEN THƯỜNG NGÀY DỄ GÂY SÂU RĂNG

Nguyên nhân sâu răng phần lớn xuất phát từ nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt. Nếu thường xuyên thực hiện những điều sau, bạn sẽ dễ bị sâu răng.

Nguyên nhân sâu răng phần lớn xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách và có nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu thường xuyên thực hiện những điều sau, bạn sẽ dễ bị sâu răng.

1. Giữ những thói quen làm bào mòn men răng

Sử dụng tăm xỉa răng

Sau mỗi bữa ăn, nhiều người vẫn có thói quen sử dụng tăm xỉa răng, nhất là hành vi ngậm tăm. Đây là một thói quen rất xấu làm gia tăng nguy cơ sâu răng. Tăm xỉa răng làm từ chất liệu gỗ hoặc nhựa, thường rất cứng. Nếu dùng tăm xỉa răng để lấy cặn thức ăn giữa các kẽ răng thì men răng sẽ bị tổn thương và suy yếu. Qua đó, tạo điều kiện để các vi khuẩn tấn công men răng, làm răng dễ bị sâu. Dùng tăm xỉa răng sai cách còn làm tổn thương nướu răng và tam giác nướu vùng kẽ răng dẫn đến viêm nha chu. Thay vì dùng tăm xỉa răng, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, hạn chế hình thành cao răng và tránh được các tổn thương cho lợi cũng như men răng.

Học cách sử dụng chỉ nha khoa theo đúng kỹ thuật để tránh tổn thương nướu răng, nên thực hiện hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt nhất.

Cắn móng tay

Hành vi vô thức này thường làm nhiều người cảm thấy thoải mái và dần trở thành thói quen. Tuy nhiên nó lại có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Cắn móng tay tạo nên áp lực lớn lên cấu trúc răng, làm dịch chuyển các vị trí răng và bào mòn men răng. Bên cạnh đó, các vi khuẩn ẩn náu trên các móng tay có nguy cơ xâm nhập vào răng miệng, phá hủy men răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.

Nghiến răng

Hành vi này thường xảy ra do căng thẳng, giận dữ, tập trung quá mức… dẫn đến việc thiếu kiểm soát. Qua đó, răng không chỉ bị bào mòn mà còn sứt mẻ, gây mất thẩm mỹ.

2. Sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích có trong thuốc lá, thức uống có cồn, ma túy,…là những kẻ thù của răng miệng. Không chỉ làm biến đổi màu sắc của răng, chúng còn phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, làm suy giảm tuyến nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng, đồng thời giết chết những lợi khuẩn, qua đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tấn công và xâm lấn bề mặt răng, hình thành các lỗ sâu răng.

 

3. Sử dụng nhiều thực phẩm gây hại cho răng

Thực phẩm chứa nhiều axit, đường và tinh bột

Trong quá trình nhai nghiền thức ăn, các mô cứng của răng thường bị ăn mòn do các axit ngoại sinh và axit nội sinh. Các thực phẩm có chứa lượng axit ngoại sinh là dưa chua, nước uống có gas, chanh, bưởi, dấm… Những thực phẩm này đều có hại cho răng miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng.

Thực phẩm giàu chất đường và tinh bột đều có khả năng tái tạo axit qua quá trình nhai nghiền thức ăn trong khoang miệng. Lượng axit này được gọi là axit nội sinh. Nó có khả năng lên men các chất đường và tinh bột như saccarose, glucose, fructose… có trong thực phẩm. Quá trình này gặp điều kiện sẽ sản sinh các vi khuẩn gây sâu răng. Thực phẩm giàu chất đường có thể kể đến là bánh kẹo, nước ngọt, trái cây khô, mật ong,… Song, chất tinh bột thường có trong bánh mì, khoai tây chiên…

Thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

Khi dùng thực phẩm quá nóng, men răng nở ra, ngược lại, khi ăn thực phẩm quá lạnh, men răng sẽ bị co thắt. Đây là 2 tình trạng không tốt cho men răng. Đặc biệt, men răng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu sử dụng cả hai thực phẩm một lúc, điển hình là việc ăn lẩu và uống bia… Qua đó, sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Thực phẩm cứng và dai

Hiện nay, vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng việc ăn các thực phẩm cứng và dai sẽ kích thích quá trình nhai nghiền, từ đó làm răng thêm chắc khỏe. Đây là một quan niệm sai lầm. Vì khi quá trình nhai nghiền thức ăn diễn ra quá lâu hoặc quá nhiều thì lớp men răng càng bị bào mòn, từ đó men răng suy yếu, dễ dẫn đến sâu răng. Kẹo cao su là điển hình cho quan niệm này, tuy giúp hơi thở tốt hơn nhưng nó kích thích nhiều hoạt động nhai nghiền, khiến men răng bị bào mòn.

Theo kết quả của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Việt Nam, sâu răng là vấn đề răng miệng phổ biến nhất, chiếm đến 75% độ tuổi 18 – 35.

4. Chải răng sai cách

Việc chải răng sai cách và quá mạnh không chỉ không làm sạch răng mà còn gây bào mòn men răng. Điều này cũng tương tự với việc thường xuyên sử dụng các bàn chải bị tưa và cứng. Hậu quả là khiến răng bị nhạy cảm, làm tăng nguy cơ tụt lợi và sâu răng.

 

Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc chải răng ngay sau khi ăn sẽ giúp răng miệng sạch sẽ và loại bỏ được các mảng bám hình thành. Thực tế, việc đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là với các thực phẩm chứa nhiều axit, đã góp phần làm quá trình bào mòn răng xảy ra nhanh hơn. Vì vậy, ít nhất là 30 phút sau khi ăn mới là thời điểm thích hợp để chải răng. Ngoài ra, việc chải răng chỉ nên diễn ra 2 lần một ngày và diễn ra tối đa là 2 phút. Nếu chải quá nhiều lần hoặc quá lâu sẽ khiến men răng bị xói mòn, làm răng dễ bị sâu.

Nếu vẫn thường xuyên thực hiện những điều trên, tình trạng răng miệng của chúng ta ngày càng xấu đi, nguy cơ và mức độ sâu răng cũng tăng theo, tệ hơn là tình trạng mất răng sẽ xảy ra. Khi đó chỉ có trồng răng giả mới có thể khôi phục chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.

Hiện nay trong nha khoa, kỹ thuật Implant được xem là giải pháp trồng răng tiên tiến nhất, phục hình toàn diện chân răng và thân răng. Để đảm bảo hiệu quả cao khi trồng răng Implant, người mất răng cần tìm đến nha khoa uy tín.

Gọi điện thoại
0935716772