Những hậu quả của răng bị sâu?

Sâu răng cần phải được chữa trị ngay lập tức, ngay từ khi vừa mới phát hiện.Nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác mà chúng ta không thể lường trước được.

Đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày: Một dấu hiệu thường thấy nhất của sâu răng, đó chính là tình trạng  đau ê buốt. Những người có răng bị bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau buốt khó chịu hành hạ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc.

Gây mất thẩm mỹ, mắc một số bệnh răng miệng: Hầu như ai cũng muốn có được hàm răng trắng sáng, đều màu, hấp dẫn ánh nhìn của mọi người xung quanh. Tuy nhiên nếu sâu răng xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm hơn khá nhiều. Nhất là khi có ai đó nói bạn bị hôi miệng, bị viêm nha chu,…Răng bị đau nên hạn chế vệ sinh dẫn đến hôi miệng là điều khiến nhiều người ngại ngần nhất.

Răng sâu và những vấn đề bạn cần hiểu rõ hơn ai hết
Bệnh răng miệng có thể gây nên tình trạng hôi miệng khiến nhiều người cảm thấy tự ti

Gây nên những biến chứng nguy hiểm khác: Sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng như viêm tủy, viêm quanh răng, viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tủy, áp xe răng,… Một số trường hợp ổ viêm lan rộng gây nhiễm khuẩn huyết, gây viêm màng não và có thể dẫn đến tử vong.

Mất răng thật một cách vĩnh viễn: Hậu quả nặng nhất của việc bị sâu răng dẫn đến viêm tủy, răng bị phá hỏng đó chính là bạn sẽ bị mất răng một cách vĩnh viễn. Lúc này, việc ăn nhai sẽ khó khăn hơn, răng bên cạnh có khả năng bị xô lệch hơn bình thường, xương hàm bị thoái hóa và có thể bị lão hóa gương mặt sớm hơn bình thường.

Những dấu hiệu phát hiện răng bị sâu?

Sâu răng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn sẽ có mỗi triệu chứng và cách khắc phục khác nhau, bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây nhé!

Dấu hiệu sâu răng giai đoạn 1:

Giai đoạn 1 của bệnh này được xem là giai đoạn nhẹ nhất và người bệnh khó phát hiện ra nhất. Nếu không được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ, ít ai có thể phát hiện ra được .

Răng khi bị sâu trong giai đoạn đầu này thường chưa hề có biểu hiện đau nhức.Thay vào đó là những biểu hiện như màu sắc chuyển sẫm hơn bình thường, xuất hiện các vết trắng đục trên bề mặt răng.

Những vết trắng này chính là đang cho bạn thấy vi khuẩn đang bắt đầu xâm nhập vào bên trong lớp men răng.

Các khoáng chất trên bề mặt răng và canxi trong men răng đã bị vi khuẩn làm mất đi, mất khả năng bảo vệ răng.

Dấu hiệu sâu răng giai đoạn thứ 2:

Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn sâu răng đã bắt đầu chuyển nặng hơn một chút, những chiếc lỗ nhỏ đã bắt đầu xuất hiện trên bề mặt răng nên bạn có thể nhìn thấy.

Giai đoạn này cách giai đoạn trước khoảng 2 – 4 năm, đủ thời gian để vi khuẩn di chuyển từ lớp men răng bên ngoài vào lớp ngà răng bên trong. Lúc này nhận thấy những dấu hiệu bên ngoài ,còn cảm nhận được những cơn đau nhức, ê buốt xuất hiện.

Nhất là khi vô tình sử dụng một loại đồ ăn quá nóng hoặc lạnh nào đó và bạn phải ôm miệng ngay lập tức.

Dấu hiệu sâu giai đoạn thứ 3

Ở giai đoạn sâu răng thứ 3 này, người bệnh sẽ không chỉ nhìn thấy bằng mắt, cảm nhận những cơn ê buốt xuất hiện khi ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh.

Bây giờ, người bệnh sẽ phải bị những cơn đau hành hạ liên tục, dữ dội kéo dài trong khoảng thời gian nhất định và lặp đi lặp lại. Răng sâu bị thối là dấu hiệu bạn cũng có thể nhìn thấy rõ nhất.

Thời điểm lỗ sâu vào tủy răng, bạn sẽ phải gánh chịu những cơn đau nhức đến tận óc. Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở những người có răng sâu không điều trị.

Ở mỗi giai đoạn thường sẽ có mỗi cách khắc phục khác nhau. Bạn nên đến trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tư vấn và có cách điều trị phù hợp.

Sâu răng nếu phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt. Vì điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức và chi phí sau này.

Nhất là có thể tránh được những cơn đau răng hành hạ về sau.

Có thể ngăn ngừa được sâu răng?

Không ai trong chúng ta mong muốn bị sâu răng tấn công. Bởi không ai muốn có một hơi thở có mùi, bị những cơn đau hành hạ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, sin hoạt và làm việc.

Bạn vẫn có thể ngăn ngừa được bệnh này bằng những biện pháp dưới đây nhé!

Chăm sóc răng mỗi ngày:

Việc làm đầu tiên đó chính là phải đánh răng thường xuyên, một ngày 2 lần vào sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ để loại sạch vi khuẩn. Bên cạnh đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và nước súc miệng thường xuyên.

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần:

Mặc dù bạn cho rằng mình là người rất kỹ lưỡng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Nhưng thử hỏi xem liệu bàn chãi đánh răng và kem đánh răng có thể làm sạch 100% khoang miệng của bạn không.

Răng sâu và những vấn đề bạn cần hiểu rõ hơn ai hết
Cần nhanh chóng đến các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp

Hoặc là nó có thể phát hiện ra được những bệnh lý nào không? Xin được trả lời là không. Chỉ có nha sĩ mới có đầy đủ phương tiện và khả năng chuyên môn để chẩn đoán, đưa ra lời khuyên và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Do đó, hãy thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần bạn nhé!

Sử dụng Sealant thường xuyên:

Việc dùng những chất liệu nha khoa, mà cụ thể là sealant phủ trên bề mặt của răng sẽ giúp việc bảo vệ men răng được diễn ra tốt hơn. Điều này đã được chứng minh hiệu quả ở đối tượng là trẻ em và thanh thiếu  niên.

Thay đổi thói quen ăn uống tránh sâu răng:

Việc làm này cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được tình trạng bệnh một cách hiệu quả đấy. Thay đổi như thế nào?

Nạp năng lượng từ những loại trái cây, rau đậu, ngũ cốc, tinh bột.

Hạn chế tối đa những loại đường được chế biến như bánh kẹo, nước ngọt.

Nếu phải uống soda, cam chanh hay những đồ uống ngọt thì nên dùng ống hút.

Bỏ thói quen ăn ngọt, ăn vặt giữa các bữa ăn vì có thể tăng khả năng xuất hiện bệnh

Nên súc miệng ngay sau ăn ngọt để có thể loại bỏ sạch đường ra khỏi miệng.

Gọi điện thoại
0935716772